Dịch nhãn công chứng là gì?
Bản chất của dịch thuật công chứng là bản dịch sau khi dịch xong phải có chữ ký của người dịch (chữ ký của người dịch này đã được đăng ký tại Phòng tư pháp thuộc UBND Quận, Huyện hoặc Văn phòng công chứng tư nhân) cam đoan đã dịch chính xác nội dung từ văn bản gốc sang tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó phải có chữ ký, dấu xác nhận và số chứng thực của Phòng Tư Pháp cấp Quận, cấp Huyện.
Muốn dịch thuật và công chứng tư pháp được thì trên văn bản, tài liệu phải có chữ ký và con dấu, nếu nhiều trang thì phải giáp lai con dấu ở mỗi trang hoặc chỉ cần chữ ký đối với tài liệu của một số nước không sử dụng con dấu. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp (ngoại trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó).
Nhãn sản phẩm là gì?
Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Công thương ban hành, có quy định:
Nhãn sản phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó.
Tại sao cần dịch thuật công chứng nhãn sản phẩm
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
– Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
+ Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
+ Các tài liệu bao gồm mẫu số 01 tại phụ lục I Nghị định này.
+ Tại mẫu số 01 phải có đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc dự kiến.
Kết luận: Từ các quy định trên xác định việc dịch nhãn sản phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt phải công chứng theo quy định.
Đơn vị dịch thuật nhãn sản phẩm tiếng Trung chuyên nghiệp
Phiên dịch tiếng Trung tự hào là đơn vị dịch thuật tài liệu nhãn sản phẩm chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với kinh nghiệm dịch thuật lâu đời cùng hệ thống văn phòng trải rộng trên toàn quốc.
Đội ngũ các chuyên gia ngôn ngữ tiếng Trung đều là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp tại các trường danh tiếng của Việt Nam. Chúng tôi đảm bảo bản dịch đúng 100% so với bản gốc, hoàn thành trước thời gian giao bài và mức giá cạnh tranh nhất thị trường. Bản dịch tiếng Trung dù dịch qua tiếng Trung giản thể hay phồn thể đều giử được sự tự nhiên như văn phong người bản ngữ.
Chúng tôi sẽ báo giá phí dịch nhãn hàng tiếng Trung sang tiếng Việt, dịch nhãn hàng tiếng Việt sang tiếng Hàn hợp lý khi quý khách gọi đến văn phòng của chúng tôi. Một lưu ý đặc biệt là Phiên dịch tiếng Trung tuyệt đối đảm bảo tính thống nhất về phí dịch vụ dịch thuật với thỏa thuận ban đầu với quý khách hàng.